Các thuật ngữ, bộ phận và vật liệu của súng thần công Súng thần công

Hình minh họa một khẩu súng thần công cơ bản thế kỷ XIX. Khoảng âm (negative spaces) như "nòng súng" được đặt nhãn tên bằng chữ trắng viền đen; tất cả các chữ ký hiệu khác chỉ có màu đen.

Súng thần công nói chung có dạng của một hình nón cụt có nòng súng khoan hình trụ ở giữa để giữ thuốc nổ và đạn. Phần dày nhất, khỏe nhất và kín của hình nón được đặt gần khối thuốc nổ. Do bất kỳ loại thuốc nổ nào khi nổ sẽ tỏa năng lượng ra các hướng như nhau, phần dày nhất của khẩu súng thần công sẽ chứa và định hướng lực này. Chuyển động về sau của súng thần công xảy ra khi đạn rời nòng và chuyển động này gọi là "giật", hiệu quả của các khẩu súng thần công có thể được tính toán dưới dạng giảm độ giật bao nhiêu, mặc dù rõ ràng việc giảm độ giật thông qua tăng khối lượng tổng thể của súng thần công có nghĩa là giảm tính cơ động của nó.

Súng thần công pháo chiến trường – còn gọi là dã pháo – ở châu Âu và châu Mỹ thời kỳ đầu thường được làm bằng đồng, về sau được làm bằng gang và thậm chí là thép.[9]:61 Đồng có một số đặc tính làm nó trở thành một loại vật liệu chế tạo thích hợp: mặc dù tương đối đát tiền, không phải là một loại hợp kim tốt, và có thể khiến một sản phẩm cuối cùng có hiện tượng "rỗ bọt biển trong nòng súng",[9]:61 đồng mềm dẻo hơn sắt và do đó ít bị vỡ khi tiếp xúc với áp suốt cao; súng thần công làm bằng gang rẻ tiền hơn đồng và thường bền hơn so với đồng, gang có thể bắn nhiều lần mà không bị hỏng. Tuy nhiên, súng thần công bằng gang có xu hướng bị nổ mà không hề chỉ ra bất kỳ điểm yếu hay chỗ ăn mòn nào, điều này làm cho nó trở nên nguy hiển khi vận hành.

Các kiểu súng thần công cổ hơn và ổn định là kiểu súng nạp đạn đằng họng, trái ngược với kiểu nạp đạn bằng khóa nòng. Với kiểu súng nạp đạn đằng họng, phải có que để nén chặt thuốc súng, đạn, sợi bông từ đằng mũi súng, còn với súng thần công nạp đạn bằng khóa nòng chỉ việc mở khóa nòng và đưa đạn vào.

Các thuật ngữ dưới đây đề cập tới các thành phần hoặc các khía cạnh của một khẩu súng thần công phương tây cổ điển (khoảng năm 1850) như minh họa dưới đây.[9]:66 Các từ gần, kín và phía sau sẽ được dùng với những bộ phận dày, phần kín của bộ phận; còn các từ xa, mặt trước, phía trước và trước dùng với những bộ phận mỏng hơn và cuối phần hở.

Khoảng âm

  • Nòng súng: hình trụ rỗng khoan vào tâm của súng thần công, bao gồm cả đế của nòng súng hoặc đáy của nòng súng, phía gần cuối của nòng súng là nơi sẽ đưa vật liệu nổ và đạn vào để nén chặt. Đường kính của nòng súng thể hiện cỡ của súng thần công.
  • Buồng đốt: là các hốc hình trụ, hình nón, hoặc hình cầu ở gần cuối của đáy nòng, buồng đốt là nơi thuốc súng được nén chặt.
  • Vent: Là một ống nhỏ ở gần cuối của súng thần công nối với khối thuốc nổ bên trong bằng một nguồn đánh lửa bên ngoài và thường được lắp mồi nổ; luôn luôn nằm gần khóa nòng. Đôi khi được gọi là lỗi mồi nổ hoặc lỗ tiếp xúc. Trên đỉnh của vent bên ngoài súng thần công là khoảng tròn phẳng được gọi là khoảng vent nơi thuốc súng mồi được đốt. Nếu súng thần công làm bằng đồng, nó thường có một mảnh vent làm bằng đồng có ren gắn vào cùng với chiều dài của vent.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Súng thần công http://www.defencenews.com.au/article-archive.cfm?... http://homepages.ihug.com.au/~dispater/handgonnes.... http://www.groseducationalmedia.ca/vsc/korea1.html http://www.123exp-warfare.com/t/03804237449/ http://www.army-technology.com/projects/bradley/ http://napoleonistyka.atspace.com/artillery_tactic... http://www.avalanchepress.com/BritainsAntiTankGuns... http://www.britannica.com/eb/article-9053839/morta... http://www.comehike.com/outdoors/cannons.php http://www.etymonline.com/index.php?term=cane